Tự thiết kế nhà thông minh nên bắt đầu từ đâu?

Thay vì thuê đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp, nhiều người muốn tự mình thiết kế nhà thông minh để sở hữu không gian sống như mơ ước. Vậy làm sao để mọi thứ diễn ra suông sẻ và thuận lợi, góp phần mang đến một ngôi nhà hiện đại, tiện nghi? Dưới đây là một vài bí quyết dành cho bạn. 

1. Các bước đơn giản để tự thiết kế nhà thông minh

Để tự mình thiết kế nhà thông minh, bạn hãy thực hiện theo từng bước hướng dẫn sau. 

1.1 Xác định nhu cầu và mục tiêu

Đây là bước quan trọng đầu tiên mà bạn không được bỏ qua. Bởi xác định được nhu cầu và mục tiêu sẽ giúp bạn dễ dàng chọn được phong cách thiết kế phù hợp. Đặc biệt, tránh được tình trạng lãng phí công năng sử dụng của một vài không gian hay thiết bị trong nhà. 

1.2 Lựa chọn thiết bị dễ lắp đặt

Có rất nhiều thiết bị cần được lắp đặt trong nhà. Và nếu bạn tự tay thiết kế và lắp đặt thì nên ưu tiên cho những thiết bị đơn giản, không yêu cầu thao tác phức tạp hay đòi hỏi phải sử dụng nhiều dụng cụ hỗ trợ khi lắp đặt. Trường hợp muốn thay đổi hay chỉnh sửa thì cũng tháo lắp dễ dàng và nhanh chóng. 

54.1

Ưu tiên lựa chọn những thiết bị thông minh dễ lắp đặt, tháo lắp 

1.3 Tự lắp đặt và cấu hình

Sau khi hoàn thành 2 bước trên, bạn sẽ bắt tay vào lắp đặt. Nói chung, nếu bạn am hiểu về kỹ thuật cũng như có đầy đủ dụng cụ hỗ trợ và tuân thủ các hướng dẫn thì việc lắp đặt sẽ không mất nhiều thời gian. 

1.4 Kiểm tra và bảo trì

Bước cuối cùng trong thiết kế nhà thông minh là kiểm tra và bảo trì. Cụ thể, bạn sẽ cho các thiết bị hoạt động thử xem như thế nào, có ổn định hay không, đặc biệt là có đáp ứng được nhu cầu và mục tiêu đã xác định ban đầu hay chưa. Nếu chưa thì tiến hành thay đổi, chỉnh sửa cho phù hợp. 

2. Những thiết bị dễ lắp đặt cho người không chuyên

Nếu là người không chuyên và muốn tự mình thiết kế nhà thông minh, bạn có thể tham khảo sử dụng các thiết bị sau. 

2.1 Đèn thông minh

Đèn thông minh bao gồm hệ thống đèn chiếu sáng và đèn trang trí sử dụng trong nhà và sân vườn. Đèn có tính năng bật – tắt theo khung giờ cố định hoặc tùy biến theo thay đổi của môi trường xung quanh. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng đèn có khả năng tùy chỉnh màu sắc ánh sáng hoặc cường độ sáng theo nhu cầu, sở thích của người dùng. 

54.2

Thiết kế nhà thông minh không thể thiếu hệ thống đèn chiếu sáng và đèn trang trí 

2.2 Khóa cửa thông minh

Thiết kế nhà thông minh không thể thiếu khóa cửa thông minh, được mở khóa bằng nhận diện khuôn mặt, cảm biến vân tay, mật mã, thẻ từ,… Cùng với đó là thiết kế sang trọng, hiện đại, giúp nâng tầm thẩm mỹ cho không gian. Nếu bạn không biết nên chọn mẫu khóa cửa thông minh nào, có thể tham khảo các sản phẩm khóa cửa thông minh AIBB của Đài Loan. 

2.3 Camera cảm biến chuyển động

Đây cũng là một trong những thiết bị không thể bỏ qua trong ngôi nhà thông minh. Camera với thiết kế nhỏ gọn nhưng tích hợp nhiều tính năng, nổi bật trong đó là cảm biến chuyển động, phát hiện và theo dõi chuyển động để phát cảnh báo cho người dùng. Thông qua cảnh báo, người dùng sẽ phát hiện bất thường trong ngôi nhà mình để can thiệp, xử lý kịp thời. 

2.4 Rèm cửa thông minh

Tiếp đến trong danh sách các thiết bị thông minh dễ lắp đặt cho người không chuyên chính là rèm cửa thông minh. Về cơ bản thì rèm cửa thông minh cũng giống với rèm cửa thông thường, rất đa dạng mẫu mã, màu sắc, chất liệu, phù hợp với mọi không gian.

Khác biệt nằm ở chỗ rèm cửa thông minh tích hợp thêm motor bên trong. Do đó, khi sử dụng, bạn chỉ cần điều khiển rèm đóng mở bằng remote hoặc thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh, máy tính bảng. Thậm chí bạn có thể hẹn giờ rèm đóng mở tự động vào một khung giờ cố định trong ngày. 

54.3

Rèm cửa thông minh hay rèm cửa tự động được sử dụng rất nhiều hiện nay 

2.5 Cảm biến khói

Để phòng tránh nguy cơ hỏa hoạn hoặc giảm thiểu rủi ro do cháy nổ, bạn cần lắp đặt cảm biến khói trong ngôi nhà mình. Thiết bị này có khả năng dò khói, nhận biết khói để kích hoạt báo động, phát tín hiệu cảnh báo về điện thoại,… Thiết bị này có thể được lắp đặt kết hợp với các thiết bị thông minh khác trong nhà một cách dễ dàng, tiện lợi.

Và còn rất nhiều thiết bị thông minh khác, chẳng hạn như hệ thống giải trí trong nhà. Quan trọng nhất là nhu cầu sử dụng như thế nào và khả năng tài chính đến đâu mà bạn có sự đầu tư phù hợp. 

Chúng ta đã cùng tìm hiểu các bước tự thiết kế nhà thông minh cũng như các thiết bị nên lắp đặt trong ngôi nhà. Nếu vẫn còn thắc mắc cần được tư vấn, bạn hãy liên hệ với BBSmart. Công ty chúng tôi chuyên cung cấp các sản phẩm và nhận thi công lắp đặt các thiết bị thông minh, cam kết mang đến cho khách hàng sự hài lòng cao nhất và trải nghiệm tuyệt vời nhất. 

BBsmart