Nhà cũ có lắp được các thiết bị thông minh không?

“Nhà cũ có lắp được các thiết bị nhà thông minh không?” là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bởi trong thời đại công nghệ 4.0 phát triển như hiện nay, việc tích hợp các thiết bị nhà thông minh được ưa chuộng hơn bao giờ hết. Để dễ dàng nâng cấp không gian sống của mình, hãy cùng BBSmart tìm hiểu về khả năng lắp đặt của các thiết bị trong nhà cũ, các bước cần thực hiện và những lưu ý quan trọng nhé.

1. Nhà cũ có lắp được các thiết bị nhà thông minh không?

“Nhà cũ có lắp được các thiết bị nhà thông minh không?” được nhiều khách hàng quan tâm và tìm hiểu. BBSmart khẳng định việc lắp đặt là hoàn toàn khả thi với những lợi ích rõ ràng như sau:

35.1

1.1. Tăng cường sự tiện ích và thoải mái 

Lắp đặt thiết bị thông minh trong nhà cũ đem đến sự thoải mái đáng kể cho người sử dụng. 

Người dùng dễ dàng quản lý các yếu tố trong ngôi nhà như công tắc thông minh, điều khiển ánh sáng từ xa hay hệ thống điều hòa tự động,… mà không cần phải rời khỏi chỗ ngồi. Thậm chí, bạn cũng có thể điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ thông qua smartphone hay giọng nói để đem đến cuộc sống linh hoạt hơn. 

1.2. Tiết kiệm năng lượng và cải thiện an ninh 

Thiết bị của nhà thông minh sẽ tiết kiệm năng lượng cho khách hàng nhờ việc tối ưu hóa quá trình sử dụng điện và nguồn năng lượng khác. Chẳng hạn như các cảm biến chuyển động và công tắc thông minh tự động tắt đèn khi không có người trong phòng để tránh lãng phí năng lượng. 

Bên cạnh đó, hệ thống an ninh như camera giám sát hoặc cảm biến cửa, báo động cũng hỗ trợ nâng cao mức độ bảo mật cho ngôi nhà. Tất cả đều có khả năng giám sát từ xa và cảnh báo nhanh chóng để bảo vệ tài sản, gia đình khỏi các nguy cơ tiềm ẩn.

35.2

2. Những thách thức khi lắp đặt thiết bị thông minh trong nhà cũ

Như vậy, BBSmart đã giải đáp cho người dùng câu hỏi: “Nhà cũ có lắp được các thiết bị nhà thông minh không?”. Nhưng bạn sẽ cần phải cẩn trọng bởi những thách thức có thể gặp phải khi chuyển đổi như sau: 

2.1. Hệ thống điện không tương thích 

Phần lớn những ngôi nhà xây dựng theo mô hình cũ đều có hệ thống điện không đáp ứng được yêu cầu của các thiết bị hiện đại. Những sản phẩm như công tắc thông minh, ổ cắm hay cảm biến đều yêu cầu hệ thống điện mới hoặc được nâng cấp. Bạn sẽ phải bỏ ra chi phí để cải thiện hoặc thay thế chúng.

2.2. Thiếu kết nối mạng ổn định 

Phần lớn các sản phẩm thông minh đều yêu cầu kết nối wifi ổn định để hoạt động hiệu quả. Những ngôi nhà cũ không có mạng wifi phủ sóng đầy đủ hoặc mạng không đủ mạnh sẽ không thể hỗ trợ nhiều thiết bị cùng lúc. 

Giải pháp cho vấn đề này sẽ là lắp đặt bộ mở rộng wifi hoặc nâng cấp router nhằm cải thiện khả năng kết nối. 

2.3. Lắp đặt và kết nối 

Với một số sản phẩm lắp đặt dễ dàng như thiết bị kết nối qua wifi hoặc bluetooth, không cần phải bàn cãi quá nhiều. Tuy nhiên, những hệ thống yêu cầu dây điện hoặc mạng chuyên dụng, bạn sẽ cần có hỗ trợ đến từ các chuyên gia để thực hiện việc lắp đặt. 

2.4. Kích thước và không gian lắp đặt 

Đôi khi, một số thiết bị thông minh cần không gian lắp đặt cụ thể hoặc yêu cầu thay đổi vị trí với những sản phẩm hiện có. Với mô hình nhà truyền thống, không gian có thể bị hạn chế và việc điều chỉnh sẽ gặp khó khăn nhất định.

2.5. Chi phí và lập kế hoạch rõ ràng 

Chuyển đổi từ mô hình nhà truyền thống sang nhà thông minh với các thiết bị hiện đại sẽ gặp trường hợp tốn kém nếu không lập chi phí và ngân sách hiệu quả. Bạn cũng nên liên hệ với các đội ngũ chuyên gia đến từ những đơn vị uy tín như BBSmart khi thực hiện dự án này để có bảng đề xuất tốt nhất. 

3. Những thiết bị thông minh dễ dàng lắp đặt trong nhà cũ

“Nhà cũ có lắp được các thiết bị nhà thông minh không?” thì chắc hẳn mỗi khách hàng đều đã có câu trả lời cho riêng mình. Sau đây, chúng tôi sẽ tiếp tục gợi ý một số sản phẩm dễ dàng lắp đặt trong nhà cũ dành cho bạn nhé:

3.1. Hệ thống chiếu sáng thông minh

Hệ thống chiếu sáng thông minh là một trong những thiết bị dễ dàng lắp đặt và cải thiện tiện ích trong ngôi nhà cũ của bạn. Các loại bóng đèn và công tắc ánh sáng sẽ được thay thế hoặc lắp thêm mà không cần phải thay đổi hệ thống điện hiện tại. 

Người dùng sẽ dễ dàng điều khiển ánh sáng từ xa thông qua ứng dụng di động hoặc giọng nói. Bạn cũng có thể tự tạo ra các kịch bản chiếu sáng tùy chỉnh và tiết kiệm năng lượng hơn.

35.3

3.2. Khóa cửa thông minh

Khóa cửa thông minh là giải pháp an ninh tiện lợi cho nhà cũ mà không cần phải thay đổi cấu trúc nhà hiện tại. Các loại khóa này thường được lắp đặt trên cửa ra vào và chỉ cho phép bạn mở khóa bằng mã PIN, thẻ từ hoặc ứng dụng di động. 

Thậm chí, ở phiên bản nâng cấp hơn, loại cửa này còn tích hợp hệ thống báo động và theo dõi hoạt động để nâng cao mức độ an ninh nhất.

35.4

3.3. Camera an ninh và chuông cửa thông minh

Các loại camera an ninh được gắn vào các vị trí chiến lược trong hoặc ngoài ngôi nhà, kết nối với mạng wifi để cung cấp hình ảnh trực tiếp thông qua ứng dụng di động của chủ nhân. Còn đối với chuông cửa thông minh, nhờ tích hợp camera, bạn sẽ dễ dàng nhận biết và giao tiếp với khách đến cửa mà không cần phải mở cửa.

3.4. Cảm biến và hệ thống an ninh

Cảm biến và hệ thống an ninh bao gồm cảm biến chuyển động, cảm biến cửa, hệ thống báo động cùng với cửa ra vào. Các thiết bị này dễ dàng kết nối với mạng không dây hiện tại trong ngôi nhà của bạn. 

Mục đích chính sử dụng hệ thống cảm biến là thông báo cho người dùng về sự xâm nhập hoặc các tình huống bất thường thông qua ứng dụng.

35.5

4. Kết luận 

Như vậy, BBSmart đã giải mã câu hỏi “Nhà cũ có lắp được các thiết bị nhà thông minh không?” cho khách hàng. Việc lắp đặt này hoàn toàn khả thi và có thể mang đến nhiều lợi ích khác nhau trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Đương nhiên, sẽ cần có một số điều chỉnh và cải tiến nhất định về cơ sở hạ tầng nhưng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, bạn sẽ thực hiện hóa giấc mơ này nhanh chóng mà không phải thay đổi cấu trúc ngôi nhà.

BBsmart