Nhà Thông Minh (Smarthome) là một khái niệm đã quen thuộc và đang là xu hướng phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM. Có nhiều loại mô hình nhà thông minh phổ biến, bạn có thể xem ngôi nhà của mình thuộc loại mô hình nào để tham khảo sử dụng cho gia đình. Dưới đây là 8 loại mô hình nhà thông minh mà chúng tôi nói đến, xem ngay để có thể hiểu chi tiết về các mô hình cho ngôi nhà thông minh hiện đại.

1. Mô hình nhà thông minh là gì?

Khái niệm và nguyên lý hoạt động: Mô hình nhà thông minh là một hệ thống tích hợp, trong đó các thiết bị điện tử và hệ thống kết nối với nhau qua mạng Internet hoặc các giao thức không dây như: Bluetooth, Wifi, Zigbee… để tạo ra một môi trường sống tiện nghi và hiệu quả.

Mô hình ngôi nhà thông minh hiện đại của Lumi
Mô hình ngôi nhà thông minh hiện đại ngày nay

Các thiết bị như đèn thông minhổ cắm thông minh, hệ thống điều hòa không khí và camera an ninh có thể được điều khiển từ xa thông qua một trung tâm điều khiển duy nhất hoặc các ứng dụng di động. Chúng tương tác với nhau thông qua các tín hiệu số, cho phép tự động hóa nhiều hoạt động tác vụ trong ngôi nhà.

Xây dựng mô hình nhà thông minh mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho gia đình của bạn như:

  • Tiện Nghi: Tự động hóa các chức năng như điều chỉnh ánh sáng và nhiệt độ giúp bạn tận hưởng sự thoải mái tối ưu mà không cần thao tác thủ công.
  • An Toàn: Các hệ thống giám sát và cảm biến thông minh giúp tăng cường an ninh, phát hiện sớm các nguy cơ và cảnh báo ngay lập tức.
  • Tiết Kiệm Năng Lượng: Hệ thống thông minh giúp tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng, giảm thiểu lãng phí và tiết kiệm chi phí.
  • Nâng Cao Chất Lượng Cuộc Sống: Sự kết hợp giữa tiện ích, an toàn và hiệu quả năng lượng tạo ra một môi trường sống hiện đại và thoải mái.

Các yếu tố cấu thành nên mô hình nhà thông minh:

  • Thiết bị thông minh: Bao gồm các thiết bị điện như đèn thông minh, rèm cửa thông minh, ổ cắm thông minh, điều hòa không khí, camera an ninh, cảm biến  và các thiết bị gia dụng khác có khả năng kết nối và điều khiển từ xa.
  • Hệ thống điều khiển trung tâm: Đây là trung tâm điều khiển mà từ đó bạn có thể quản lý tất cả các thiết bị thông minh trong nhà. Nó thường là một bộ điều khiển vật lý hoặc một ứng dụng di động.
  • Giao thức kết nối: Các giao thức như Wifi, Zigbee, Z-Wave,… cho phép các thiết bị giao tiếp và hoạt động cùng nhau. Giao thức kết nối đảm bảo rằng các thiết bị khác nhau có thể tương tác với nhau một cách hiệu quả.
  • Phần mềm và ứng dụng điều khiển: Phần mềm hoặc ứng dụng di động cho phép bạn điều chỉnh và giám sát các thiết bị thông minh từ xa, thiết lập lịch trình tự động và nhận thông báo

2. Các thiết bị điện thông minh trong mô hình nhà thông minh cần biết

Bộ thiết bị điện thông minh Lumi
Bộ thiết bị điện thông minh BBSmart

Trước khi tìm hiểu top 3 mô hình nhà thông minh cơ bản nhất hiện nay. Lumi sẽ chia sẻ đến mọi người những thiết bị cơ bản lắp đặt cho nhà thông minh thường thấy. Các thiết bị này bao gồm:

  • Bộ điều khiển trung tâm giúp bạn có thể kết nối và điều khiển các thiết bị điện bằng smartphone và bằng giọng nói
  • Công tắc điều khiển đèn chiếu sáng, điều khiển bình nóng lạnh chức năng bật/ tắt và hẹn giờ đối với bình nóng lạnh, số lượng công tắc phụ thuộc vào số lượng các thiết bị điện và sơ đồ vị trí công tắc.
  • Cảm biến chuyển động giúp bạn bật/tắt đèn khi có người chuyển động đến khu vực chỉ định hoặc có thể cảnh báo khi có trộm xâm nhập
  • Điều khiển rèm tự động thiết bị gồm động cơ rèm giúp bạn điều khiển rèm qua smartphone hoặc điều khiển
  • Điều khiển cửa, cổng tự động gồm công tắc cổng, công tắc cửa cuốn giúp bạn điều khiển theo dõi trạng thái thiết bị thông qua smartphone
  • Điều khiển tưới sân vườn tự động với chứng năng này bạn chỉ cần một công tắc thông minh để có thể hẹn giờ, bật/tắt hệ thống tưới sân vườn nhà mình
  • Điều khiển tivi, điều hòa với chức năng này bạn sẽ sử dụng thiết bị cảm biến hồng ngoại để điều khiển
  • Điều khiển bằng giọng nói cần một trợ lý ảo như Alexa, Google,…

Qua những thông tin trên, mọi người cũng hiểu rõ về các thiết bị nhà thông minh và chức năng của chúng. Tuỳ thuộc vào giải pháp mong muốn mà bạn chọn để lắp cho gia đình mình. Chi phí của 1 ngôi nhà thông minh phụ thuộc vào thiết kế nhà thông minh hiện đại, số lượng thiết bị điện và giải pháp mà bạn muốn sử dụng.

3. Top 8 Mô hình nhà thông minh mới nhất hiện nay

3.1. Mô hình nhà thông minh cho chung cư 2 phòng ngủ

Mô hình chung cư thông minh 2 phòng ngủ
Mô hình căn hộ chung cư thông minh 2 phòng ngủ

Trên đây là mô hình của căn chung cư có hai phòng ngủ để biến căn hộ chung cư hai phòng ngủ thông minh. Vậy bạn cần sử dụng những thiết bị điện thông minh nào để thiết kế điện nhà thông minh? Các thiết bị điện được thiết kế hệ thống nhà thông minh vẽ chi tiết trong hệ thống nhà thông minh của căn 2 phòng ngủ gồm có:

  • 01 bộ điều khiển trung tâm số lượng 01 bộ
  • 02 phòng ngủ: sử dụng 04 công tắc cảm ứng loại 2 – 3 nút dùng điều khiển thiết bị chiếu sáng. 02 IR điều khiển điều hòa, tivi
  • 01 phòng khách + phòng bếp: sử dụng 3 công tắc cảm ứng điều khiển thiết bị chiếu sáng, rèm cửa. 01 cảm biến cửa theo dõi trạng thái cửa, bật đèn phòng khách và đo nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng. 01 IR điều khiển điều hòa, tivi
  • 02 phòng tắm: 02 công tắc công suất cao sử dụng hẹn giờ,bật/ tắt bình nóng lạnh, 02 cảm biến chuyển động dùng tự động bật/tắt đèn khi có chuyển động

Tổng chi phí thiết kế nhà thông minh cho căn hộ chung cư 2 phòng ngủ với số lượng thiết bị và giải pháp như trên sẽ rơi vào khoảng 30 triệu. Chi phí khá hợp lý để những căn hộ chung cư chuyển thành những căn hộ chung cư thông minh.

3.2. Mô hình Smarthome cho nhà phố 3 tầng (80m2 – 100m2)

Mô hình smarthome cho nhà phố 3 tầng (80m2 – 100m2)
Mô hình smarthome cho nhà phố 3 tầng (80m2 – 100m2)

Với những mô hình nhà phố với diện tích 80m2 – 100m2 thường được thiết kế như trên hình. Để biến mô hình nhà phố này thành mô hình nhà phố thông minh thì chúng ta cần thay thế các thiết bị sau:

  • 01 bộ điều khiển trung tâm số lượng 01 bộ
  • 02 phòng ngủ: sử dụng 04 công tắc cảm ứng loại 2 – 3 nút dùng điều khiển thiết bị chiếu sáng. 02 IR điều khiển điều hòa, tivi
  • 02 phòng khách: dùng 4 – 5 công tắc cảm ứng điều khiển các thiết bị chiếu sáng, rèm cửa. 01 cảm biến cửa theo dõi trạng thái cửa, bật đèn phòng khách và đo nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng. 02 IR điều khiển điều hòa, tivi
  • 01 phòng bếp: dùng 1 – 2 công tắc cảm ứng
  • 02 phòng tắm: dùng 2 công tắc công suất cao sử dụng hẹn giờ,bật/ tắt bình nóng lạnh, 02 cảm biến chuyển động dùng tự động bật/tắt đèn khi có chuyển động
  • Cổng, cửa cuốn dùng công tắc cổng hoặc công tắc cửa cuốn của BBSmart

Đối với mô hình nhà phố 3 tầng với diện tích từ 80m2 – 100m2 này khi lắp hệ thống nhà thông minh BBSmart sẽ có chi phí khoảng 50 triệu.

3.3. Mô hình biệt thự thông minh 3 tầng (150m2)

Mô hình biệt thự thông minh 3 tầng
Mô hình biệt thự thông minh 3 tầng
  • Căn biệt thự 3 tầng với diện tích là 150m2 sẽ có số lượng các phòng tăng lên do vậy số lượng thiết bị điện thông minh cũng tăng theo.
  • Ngoài những giải pháp thông minh sử dụng trong nhà như đối với mô hình nhà phố; các căn biệt thự sẽ sử dụng thêm hệ thống an ninh đa lớp giúp bảo vệ toàn bộ khu vực trong biệt thự.
  • Bên cạnh đó biệt thự sẽ thêm giải pháp tưới sân vườn giúp đỡ cho bạn trong việc chăm sóc cây xanh trong biệt thự.
  • Dự toán chung cho căn biệt thự như trên tầm 80 triệu đến 100 triệu để bạn sở hữu ngay 1 căn biệt thự thông minh.

3.4. Mô hình nhà 2 tầng thông minh

Mô hình nhà 2 tầng thông minh
Mô hình nhà 2 tầng thông minh
  • Nhà 2 tầng thông minh được xây dựng dựa trên công nghệ tiên tiến, với sự tích hợp công nghệ Zigbee.
  • Khi lắp đặt nhà thông minh 2 tầng người dùng có thể điều khiển bằng giọng nói và các thiết bị thông minh.
  • Các thiết bị thông minh như cổng, đèn, cảm biến, rèm cửa hay điều hòa… được tích hợp thông minh và có thể điều khiển bằng giọng nói hoặc từ xa.
  • Nhà 2 tầng thông minh giúp tạo một môi trường sống an toàn, tiện nghi và tiết kiệm chi phí cho ngôi nhà của bạn.

3.5. Nhà phố thông minh 1 tầng đơn giản

Nhà phố thông minh 1 tầng đơn giản
Nhà phố thông minh 1 tầng đơn giản
  • Nhà phố thông minh 1 tầng được thiết kế theo phong cách độc đáo, đơn giản tạo nên một diện mạo mới mẻ và thu hút người dùng. Đây là mẫu nhà phù hợp với các gia đình mới hoặc những người độc thân.
  • Kiến trúc thông minh, các không gian sống được tối ưu hóa, tận dụng tối đa diện tích nhỏ gọn mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và sự tiện ích. Điều này làm cho căn nhà trở nên đặc biệt và khác biệt so với các mẫu nhà truyền thống khác.
  • Khi lắp đặt nhà thông minh cho mô hình nhà phố này, người dùng có thể dùng các giải pháp như: Chiếu sáng thông minh, cổng thông minh, rèm thông minh, điều hoà, bình nóng lạnh thông minh.

3.6. Smart Building – Toà nhà thông minh

Smart Building - Toà nhà thông minh
Smart Building – Toà nhà thông minh
  • Giải pháp toà nhà thông minh (Smart Building) là việc ứng dụng công nghệ để tối ưu hóa năng lượng, an ninh và tiện ích trong toà nhà.
  • Các giải pháp thông minh bao gồm quản lý năng lượng, hệ thống chiếu sáng thông minh, an ninh và an toàn, quản lý môi trường, tích hợp hệ thống và quản lý dữ liệu.
  • Những giải pháp thông minh này giúp cải thiện hiệu suất hoạt động và tiện ích của toà nhà.

3.7. Mô hình ngôi nhà thông minh 1 phòng ngủ

Mô hình ngôi nhà thông minh 1 phòng ngủ
Mô hình ngôi nhà thông minh 1 phòng ngủ

Giải pháp nhà thông minh cho 1 phòng ngủ là việc áp dụng các công nghệ thông minh để nâng cao tiện ích và thoải mái trong không gian phòng ngủ. Dưới đây là một số giải pháp nhà thông minh phổ biến cho 1 phòng ngủ:

  • Hệ thống chiếu sáng thông minh: Sử dụng đèn LED và điều khiển từ xa để điều chỉnh độ sáng và màu sắc theo sở thích cá nhân, tạo không gian thư giãn và tối ưu hóa tiết kiệm năng lượng.
  • Hệ thống âm thanh thông minh: Kết nối hệ thống loa không dây để thưởng thức âm nhạc và giải trí trọn vẹn từ các thiết bị di động.
  • Điều khiển thiết bị từ xa: Sử dụng điều khiển từ xa hoặc ứng dụng di động để điều khiển quạt, điều hòa không khí và thiết bị khác từ xa mà không cần di chuyển ra khỏi giường.
  • Cảm biến thông minh: Đặt các cảm biến chuyển động hoặc cảm biến ánh sáng tự động để điều khiển đèn hoặc thiết bị tự động kích hoạt khi có người trong phòng.
  • Hệ thống an ninh thông minh: Lắp đặt camera giám sát và cảm biến an ninh để bảo vệ an toàn cho phòng ngủ và tăng cường tính bảo mật.
  • Tự động hóa rèm cửa: Sử dụng hệ thống tự động để điều khiển rèm cửa, tạo không gian riêng tư và điều chỉnh ánh sáng tự nhiên.
  • Màn hình thông minh: Kết nối TV hoặc màn hình thông minh để truy cập internet, xem phim, và tận hưởng giải trí trực tuyến trong phòng ngủ.

Chi phí lắp đặt một căn nhà thông minh với diện tích nhỏ như này chỉ khoảng từ 30 triệu đồng.

3.8. Mô hình nhà thông minh Arduino

  • Mô hình nhà thông minh Arduino là một mô hình nhà thông minh mô phỏng và thường được sử dụng trong đồ án nhà thông minh IoT.
  • Mô hình nhà thông minh Arduino đang trở thành một xu hướng nổi bật trong ngành công nghệ và cuộc sống hiện đại. Arduino – một nền tảng phổ biến trong lĩnh vực lập trình và điều khiển, đã giúp tạo ra những giải pháp nhà thông minh linh hoạt, tiết kiệm năng lượng và tiện ích.
  • Mô hình nhà thông minh Arduino là sự kết hợp giữa công nghệ điều khiển và thiết bị thông minh. Với sự hỗ trợ của các thành phần như cảm biến, module điều khiển, và Arduino board, bạn có thể tạo ra một môi trường sống thông minh có thể tương tác và điều khiển từ xa.

4. Lợi ích khi sử dụng mô hình nhà thông minh

Mô hình nhà thông minh không chỉ mang đến sự tiện nghi mà còn mang lại nhiều lợi ích đáng giá. Dưới đây là những lợi ích chính của việc sử dụng mô hình nhà thông minh:

4.1. Tiết kiệm điện, nâng cao bảo mật cho ngôi nhà

  • Tiết kiệm điện: Mô hình nhà thông minh giúp tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng thông qua việc tự động điều chỉnh các thiết bị như đèn, điều hòa không khí. Các cảm biến thông minh có thể phát hiện khi không có người trong phòng và tự động tắt đèn hoặc điều chỉnh nhiệt độ, từ đó giảm thiểu lãng phí năng lượng và tiết kiệm chi phí điện.
  • Nâng cao bảo mật: Với hệ thống camera an ninh và cảm biến chuyển động, mô hình nhà thông minh cung cấp một lớp bảo vệ bổ sung cho ngôi nhà của bạn. Bạn có thể theo dõi tình hình an ninh từ xa qua ứng dụng di động và nhận thông báo ngay lập tức khi có sự cố.

4.2. Nâng cao chất lượng sống

  • Tiện nghi: Các thiết bị thông minh giúp bạn kiểm soát các chức năng trong ngôi nhà một cách dễ dàng, ví dụ như điều chỉnh ánh sáng và nhiệt độ. Giúp tạo ra một môi trường sống thoải mái hơn.
  • Tự động hóa: Tính năng tự động hóa cho phép bạn thiết lập các lịch trình và kịch bản sống cho các thiết bị trong nhà, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức. Ví dụ, bạn có thể cài đặt chế độ “Rời nhà” để tự động tắt đèn và hệ thống điều hòa khi bạn ra ngoài.
  • Cải thiện sức khỏe: Một số hệ thống thông minh có thể theo dõi chất lượng không khí và độ ẩm trong ngôi nhà, giúp bạn duy trì một môi trường sống lành mạnh và thoải mái.
  • Dễ dàng quản lý: Các ứng dụng di động và hệ thống điều khiển trung tâm cung cấp giao diện dễ sử dụng, cho phép bạn quản lý các thiết bị từ xa và tùy chỉnh các cài đặt theo nhu cầu cá nhân, nâng cao sự tiện lợi trong cuộc sống.

5. Đơn vị thiết kế nhà thông minh hiện đại uy tín

  • BBSmart là một đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế và cung cấp giải pháp nhà thông minh hiện đại tại Việt Nam. Với uy tín và kinh nghiệm dày dặn, Lumi đã tạo nên những không gian sống thông minh, tiện ích và an toàn cho hàng ngàn gia đình trên khắp đất nước.
  • Với sứ mệnh mang đến cuộc sống tiện nghi và tối ưu hóa cho khách hàng, BBSmart không ngừng đổi mới và phát triển công nghệ, đồng thời tận tâm hỗ trợ khách hàng từ khâu tư vấn đến triển khai và bảo trì.
  • Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của BBSmart luôn đặt sự hài lòng và niềm tin của khách hàng lên hàng đầu, thiết kế nhà thông minh hiện đại đáng tin cậy.

Để biết thêm chi tiết về dự toán chi phí giải pháp nhà thông minh của ngôi nhà của bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0961 655 530 để chúng tôi tư vấn thêm cho bạn.

BBsmart